DƯ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ?

Thuật ngữ Dư luận xã hội được nhà văn và cũng là nhà hoạt động nhà nước người Anh J.Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 12. Tuy nhiên, chính Rousseau mới được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại khi ông là bộ Trưởng Bộ ngoại giao Pháp. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Dư luận xã hội còn được gọi theo những cách khác bằng những thuật ngữ tương đương như công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng


Hiểu một cách chung nhất, Dư luận xã hội chính là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận, trao đổi trong xã hội. Nói cách khác, nó là kết quả của quá trình thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận dài hay ngắn và theo hình thức nào tùy theo bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hoá và tính thuần nhất của mỗi quốc gia.
. Người trả lời trong các cuộc điều tra Dư luận xã hội chỉ là ngưòi thể hiện (người mang Dư luận xãhội)
Tóm lại, Dư luận xã hội ý kiến có tính chất đánh giá về cá vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa
vi họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá trị chung.
 Dư luận xã hội xuuất hiện như là sản phẩm nhận thức những vấn đề xã hội cấp bách và đòi hỏi phải được giải quyết. Chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm xã hội lớn: các dân tộc, giai cấp, giới…Dư luận xã hội có thể xuất hiện một cách tự phát do ảnh hưởng của những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống hoặc tự giác nhờ ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, tivi, rađiô…)
Dư luận xã hội có các đặc điểm cơ bản sau:
- Nó có tính chất công chúng
- Nó liên hệ chặt chẽ với quyền lợi xã hội của cá nhân và nhóm xã hội.
- Nó dễ dàng thay đổi.
Thông thường, việc hình thành dư luận xã hội trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thứ nhất: xuất hiện những sự kiện, hiện tượng mọi người chứng kiến, trao đổi thông tin về nó, nảy sinh các suy nghĩ, cảm nghĩ bước đầu về chúng.
Giai đoạn thứ hai: Sự trao đổi giữa người này với người khác về các cảm nghĩ, ý kiến, quan điểm và phán đoán của họ đối với các sự kiện, hiện tượng xẩy ra. Trong giai đoạn này có sự chuyển từ ý thức cá nhân sang ý thức xã hội.
- Giai đoạn thứ ba: các loại ý kiến, quan điểm khác nhau được thống nhất lại xung quanh những vấn đề cơ bản. Trên cơ sở đó hình thành nên sự phán xét, đánh giá chung thoả mãn đại đa số trong cộng đồng người.
- Giai đoạn thứ tư: Từ sự phán xét, đánh giá chung đi đến quan điểm nhận thức và hành động thống nhất hình thành nên dư luận chung.
Quá trình hình thành dư luận xã hội là sản phẩm của giao tiếp xã hội không có giao tiếp xã hội thì không có dư luận xã hội. Muốn nắm được dư luận xã hội, sử dụng nó như một phương tiện gaío dục, thuyết phục đối với quần chúng phải nắm đuợc quá trình nảy sinh, hình thành của nó, biết điều chỉnh theo hướng lợi cho sự phát triển của xã hội.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, chúng ta có thể xây dựng ở Việt Nam một hệ thống nghiên cứu điều tra dư luận xã hội như thế nào?
Chúng ta cũng đã có những tổ chức của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc để thăm dò ý kiến của công chúng, nhưng theo tôi, chúng ta cần có cách đánh giá độc lập. Các tổ chức nằm trong các cơ quan nhà nước có thể bị chi phối bởi những lý do tế nhị , hoặc đón ý cấp trên để báo cáo thì sẽ mất đi tính khách quan, chân thực của báo cáo.
Nếu chúng ta muốn nằm được ý chí nguyện vọng của nhân dân một cách thực chất, khách quan, cần có các tổ chức độc lập, có sự tham gia của truyền thông.
Chúng ta cũng có thể suy nghĩ thêm về phương pháp, ví dụ thăm dò qua điện thoại di động, vốn khá phổ biến ở Việt Nam, trên các tờ báo trực tuyến… Cũng đã có nhưng cần làm sâu sắc hơn, có xác minh nguồn…
Thực sự khi Chính phủ nhận thức được nhiệm vụ phục vụ nhân dân, lắng nghe nhân dân, vì dân thì chúng ta sẽ có cách làm thực sự khách quan để biết chính xác tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân… Có thể có những kết quả thăm dò khảo sát cho chúng ta cảm giác không vui khi trái với dự tính, nhưng đó thực sự là những lời cảnh tỉnh để chúng ta cẩn thận hơn khi ra những quyết định, quyết sách, vì lòng tin của người dân, những “khách hàng” sử dụng chính sách.
Một phương pháp khác: Thiết kế các Bảng câu hỏi phỏng vấn, cho các đối tượng khác nhau, điều này thích hợp cho số lượng điều tra vừa và nhỏ: Như khu phố, trường học…
->Đọc tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy lưu nhận xét của bạn tại đây. Ban quản trị sẽ đăng nhận xét của bạn.Cảm Ơn!