Cách thiết kế bảng hỏi-

Một cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin từ mọi người (đôi khi là các tổ chức) mà chúng ta quan tâm.Các loại thông tin sẽ tập trung vào trình độ kiến thức của người được phỏng vấn, thái độ, phẩm chất cá nhân, sự tự tin và sự thích thú của người được phỏng vấn. Một bảng câu hỏi được cấu trúc chặt chẽ cho phép thu thập nhiều loại thông tin từ nhiều người theo cùng một cách thức giống nhau và vì thế dữ liệu sẽ được phân tích một cách cẩn trọng và có tính hệ thống. Bảng câu hỏi được sử dụng tốt nhất nhằm thu thập các thông tin có thực và việc thiết kế các câu hỏi thích hợp là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo thu được các phản hồi có giá trị.

Các đối tượng trong thiết kế bộ câu hỏi
Chúng ta có hai đối tượng trong việc thiết kế một bảng hỏi:
• Tối ưu hóa sự cân đối của chủ đề các câu trả lời
• Nhằm khám phá các thông tin chính xác cho cuộc điều tra của chúng ta.
Để tối đa hóa các câu trả lời, chúng ta phải cân nhắc cẩn thận xem làm thế nào để có thể quản lý chúng, thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa chúng, giải thích mục đích của cuộc điều tra và xem có ai không trả lời câu hỏi hay không. Độ dài của câu hỏi nên được cân nhắc cẩn trọng để có thể phát hiện những thông tin chính xác, chúng ta phải tự đặt ra các câu hỏi như chúng ta sẽ hỏi những câu hỏi nào, hỏi chúng ra sao?, thứ tự của chúng trong bảng hỏi và phác thảo chung của bảng hỏi sẽ gồm những phần nào?.
Quyết định hỏi những gì
Có 3 loại thông tin cơ bản sau đây:
• Thông tin căn bản mà chúng ta quan tâm, các biến phụ thuộc .
• Thông tin có thể giải thích các biến phụ thuộc – các biến độc lập.
• Các yếu tố khác liên quan đến cả hai biến phụ thuộc và độc lập có thể làm sai lệch các kết quả và phải được điều chỉnh – đó là các biến xáo trộn.
Hãy lấy ví dụ một cuộc điều tra quốc gia để tìm ra các nhân tố sự báo trình độ kiến thức hiện tại, kỹ năng và thái độ của sinh viên đại học chuyên ngành y khoa. Các yếu tố phụ phụ thuộc bao gồm các yếu tố liên quan đến trình độ kiến thức, các kỹ năng và thái độ, GCSE và A level grades, hiện trạng kinh tế xã hội, dân tộc,..v..v..Các biến dễ gây bối rối có thể bao gồm các kiểu và chất lượng giảng dạy trong mỗi trường y khoa.
Đôi khi các câu hỏi thêm được sử dụng để phát hiện ra sự tin cậy trong câu trả lời.
Ví dụ, một số người có xu hướng chọn cả “đồng ý” và “không đồng ý” trong tất cả các câu trả lời. Các quan điểm trái ngược nhau này có thể được sử dụng để phát hiện ra các xu hướng này.
Box 1: Ưu điểm của câu hỏi đóng và mở
Câu hỏi mở
• Cho phép phát hiện các chủ đề liên quan một cách chuyên sâu hơn
• Có thể được sử dụng bao hàm một phạm vi các lựa chọn thay thế khổng thể làm thỏa mãn
Câu hỏi đóng là loại câu hỏi bắt buộc lựa chọn
• Dễ dàng nhanh chóng để hoàn thành
• Tác dụng cả với những người ít học (trong các câu hỏi tự vấn) hay kém lưu loát (trong các câu hỏi phỏng vấn)
• Dễ mã hóa, ghi chép và phân tích các kết quả định lượng.
• Dễ báo cáo kết quả
Wording of individual questions
Cách diễn đạt các câu hỏi rất quan trọng và thường có một vài quy luật để cấu trúc các câu hỏi trong một bảng hỏi.

Sử dụng các câu văn ngắn gọn và đơn giản

Các câu văn ngắn, đơn giản nhìn chung ít gây bối rối và mơ hồ hơn các câu văn phức tạp. Như một quy tắc, các câu văn nên bao hàm một đến hai mệnh đề. Các câu văn có nhiều hơn 3 mệnh đề nên được nhắc lại.
Chỉ nên hỏi một khía cạnh của vấn đề một lúc
Ví dụ, “Hãy đánh giá về nội dung và trình bày của bài giảng” yêu cầu hai loại thông tin cùng lúc. Nó nên được chia ra làm hai phần: “Hãy ước lượng bài giảng trên phương diện (a) nội dung và (b) trình bày”
Nên tránh sử dụng các câu hỏi phủ định
Các câu hỏi phủ định nên sử dụng một cách hạn chế. Ví dụ, thay vì hỏi sinh viên đồng ý hay không với quan điểm cho rằng “Không nên bỏ hình thức đào tạo theo nhóm?”, “Đào tạo theo nhóm nhỏ nên được tiếp tục?” Cả hai dạng phủ định này đều nên được tránh.
Hỏi những câu hỏi chính xác
Các câu hỏi có thể trở nên phức tạp vì một từ hay một thuật ngữ có nhiều nghĩa khác nhau. Lấy ví dụ, nếu chúng ta yêu cầu sinh viên đánh giá mức độ quan tâm vào “y học”, thuật ngữ này có thể mang nghĩa “y khoa nói chung” (như khi so sánh với việc chữa bệnh) nhưng bao gồm tẩt cả liên quan đến chuyên ngành khám và điều trị bệnh nhân (như trong sự tương phản với nghề ngoài y khoa).
Một nguyên nhân khác dẫn đến sự mơ hồ là sai lầm trong bố cục. Ví dụ trong câu hỏi “Bạn có thường mượn sách ở thư viện không?” thì thời gian mà câu hỏi ám chỉ đã bị mất. Nó có thể được cấu trúc lai như sau: “Bạn đã mượn tổng cộng bao nhiêu sách từ thư viện trong vòng 6 tháng qua?”
Đảm bảo những người hỏi phải có đủ kiến thức cần thiết
Lấy ví dụ trong cuộc phỏng vấn một giảng viên đại học về những thay đổi gần đây ở nền giáo dục đại học thì câu hỏi “Bạn có đồng ý với những lời khuyến cáo trong báo cáo của Haward về nền giáo dục đại học không?” là không hài lòng bởi một vài lý do. Không chỉ nó hỏi tới nhiều khía cạnh của thông tin cùng lúc mà còn cho rằng tất cả giảng viên đều biết về những khuyến cáo đó.
Mức độ chi tiết
Hỏi đúng mức độ chi tiết theo như yêu cầu là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể không hoàn thoành mục đích của cuộc điều tra nếu bỏ sót một vài chi tiết quan trọng. Thêm vào đó cần thiết phải tránh những chi tiết không cần thiết. Mọi người không có khuynh hướng hoàn thành những bảng câu hỏi dài. Điều này đặc biệt quan trọng với những thông tin riêng tư nhạy cảm như là các vấn đề tài chính của bản thân hay là các mối quan hệ hôn nhân.
Các vấn đề nhạy cảm
Rất khó đạt được sự chính xác trong các câu trả lời đối với các câu hỏi nhạy cảm. Rõ ràng, câu hỏi “Bạn đã bao giờ quay bài chưa?” dường như sẽ không thu được câu trả lời hoặc nếu có thì thông tin đó thường không có nhiều giá trị và do vậy, cách tiếp cận ít trực tiếp hơn nên được gợi ý ở đây. Trước tiên, cách tiếp cận ngẫu nhiên: “Nhân tiện, đã bao giờ xảy ra việc bạn quay bài của người khác chưa?” có thể được dùng như một phần cuối của câu hỏi mồi khác. Thứ hai, phương pháp dùng thẻ: Hãy tick chọn một hoặc nhiều hơn nội dung phù hợp với những gì bạn vừa trả lời các câu hỏi đến thi cử vừa rồi”. Trong danh sách lựa chọn bao gồm “quay bài của người khác” trong nhiều phương án lựa chọn khác nữa. Thứ ba, phương pháp cào bằng: “Như tất cả chúng ta đều biết, hầu hết sinh viên đều quay bài của bạn’. Bạn có là một trong số đó?” Thứ tư, một số người lại có cách tiếp cận khác. Phương pháp này đã được sử dụng trong điều tra của sinh viên thời gian gần đây. Trong nghiên cứu này, các sinh viên đã đưa ra viễn cảnh “Hoa sao chép bài của Mai trong kỳ thi.” Sau đó họ hỏi, “Bạn có nghĩ việc làm của Hoa là sai?, hình phạt nào nên được dành cho Hoa và bạn đã bao giờ làm hay có ý định làm việc này chưa??”
Các dạng câu hỏi
Các câu trả lời có thể ở dạng đóng hoặc mở. Ở dạng câu hỏi mở, người trả lời có thể đánh các câu trả lời của chính họ. Ở dạng đóng, người trả lời buộc phải chọn trong nhiều lựa chọn được đưa ra. Mỗi dạng có những ưu điểm riêng và thể hiện dưới hình sau. Nên sử dụng kết hợp cả hai dạng câu hỏi trên, ví dụ, đưa ra một danh sách chọn “khác” theo sau đó là một khoảng trống để người trả lời.
Có vài dạng lựa chọn bắt buộc được thể hiện dưới Box 2. Ngoài các dạng này ra, xếp hạng thường ít được sử dụng vì các câu trả lời khó liên quan với nhau để ghi chép và phân tích.

Độ dài của bảng hỏi
Không có một thống nhất chung về độ dài tối ưu nhất của bảng hỏi. Nó phụ thuộc vào người trả lời. Tuy nhiên, các câu hỏi ngắn thường thu hút sự quan tâm cao hơn đối với những câu hỏi dài.

Sắp xếp các câu hỏi

Thứ tự các câu hỏi cũng rất quan trọng. Một vài quy luật là:
• Đi từ tổng quát đến chi tiết.
• Đi từ dễ tới khó.
• Đi từ hiện thực tới trừu tượng.
• Bắt đầu với các câu hỏi đóng.
• Bắt đầu với những câu hỏi liên quan đến chủ đề chính.
• Không bắt đầu với những câu hỏi về nhân khẩu và cá nhân.
Nên sử dụng đa dạng và linh hoạt các dạng câu hỏi như nhìn thấy ở hình trên nhằm duy trì sự thích thú của người trả lời. Khi một chuỗi các thước đo khác nhau được sử dụng, dường như là một ý tốt nếu chúng ta kết hợp các câu hỏi phủ định và khẳng định. Ví dụ, Điều này sẽ làm cho người trả lời suy nghĩ hơn và tránh được xu hướng chọn các phương án trả lời giống nhau cho các câu hỏi.
Việc lọc các câu hỏi là rất có ích nhằm bảo đảm rằng người trả lời chỉ trả lời các câu hỏi có liên quan. Tuy nhiên, cần đặc biệt tránh các cách thức lọc quá phức tạp. Nên sử dụng hợp lý các mũi tên và các hộp để làm cho dễ hiểu.

Phần mở đầu và kết thúc

Sẽ là rất tốt nếu như có thư giới thiệu hoặc ít nhất là một lời giới thiệu ngắn gọn về mục đích của cuộc điều tra, tầm quan trọng của sự tham gia, ai chịu trách nhiệm về cuộc điều tra và một giấy tờ làm tin. Một lá thư cá nhân có thể dễ dàng tạo thông qua công cụ xử lý văn bản. Việc cảm ơn người trả lời cũng là một việc rất quan trọng sau khi kết thúc cuộc điều tra.
Làm thế nào để quản lý bảng hỏi?
Có vài cách để quản lý bảng hỏi. Nó có thể tự…hoặc được đưa ra bởi những người phỏng vấn. Việc tự đánh giá bảng hỏi có thể thông qua cách gửi qua đường bưu điện, email. Các bảng hỏi phỏng vấn có thể thực hiện thông qua điện thoại hoặc tiếp xúc cá nhân.
Ưu điểm của bộ câu hỏi tự chuẩn bị bao gồm:
• Rẻ và dễ quản lý.
• Được bảo vệ cẩn thận.
• Có thể được hoàn thành với sự vui vẻ của các bên.
• Có thể được quản lý trong một cách thức chuẩn.
Ưu điểm của phỏng vấn với bộ câu hỏi được chuẩn bị trước bao gồm:
• Cho phép sự tham gia của cả những người ít học.
• Cho phép làm sáng tỏ các vấn đề mơ hồ.
Phương pháp tối ưu nhất phụ thuộc vào việc ai sẽ là đối tượng cuộc phỏng vấn. Ví dụ, giảng viên đại học có thể thích hợp hơn với phỏng vấn qua email, những người già hơn thì dùng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại, các hành khác đi trên tàu phỏng vấn trực tiếp.
Thí điểm và đánh giá bộ câu hỏi
Công việc này thường bị bỏ qua và đôi khi gặp khó khăn thậm chí với các chuyên gia ngay trong lần đầu tiên áp dụng. Bộ câu hỏi phải được kiểm tra trước – hay nói cách khác là phải thí điểm trước – trong một phạm vi nhỏ có các đặc điểm trong cuộc khảo sát. Trong một khảo sát nhỏ, có lẽ chỉ cần thử trước các câu hỏi phác thảo. Còn trong một khảo sát có quy mô lớn hơn, cần thiết phải tiến hành 3 giai đoạn thí điểm. Trong phần đầu, chúng ta có thể hỏi mỗi người một lượng giới hạn các câu hỏi: hiệu quả của việc dùng từ, cái gì hiện ra trong đầu họ khi đưa ra câu trả lời đặc biệt, làm cách nào họ hiểu các từ đặc biệt (chuyên ngành)…. Trong giai đoạn thứ hai toàn bộ các câu hỏi được góp ý bởi những người được phỏng vấn. Phân tích các câu trả lời và các phản hồi của người phỏng vấn được cho là sẽ cải thiện chất lượng của bộ câu hỏi hơn. Theo lý thuyết, sẽ có sự đa dạng trong số các câu trả lời giữa những người phỏng vấn; mỗi câu hỏi nên đánh giá các đặc tính khác nhau – quả thật, sự tương tác giữa hai thành tố bất kỳ nào không nên có sự tương quan với nhau quá chặt chẽ – và tỷ lệ các câu không được trả lời nên giảm thiểu. Trong giai đoạn thứ ba, sự thăm dò được nói đến để cải thiện thứ tự các câu hỏi, lọc các câu hỏi và xem xét bố cục của chúng.
Kết luận
Bộ câu hỏi phải chuẩn bị cẩn thận để có thể thu được các thông tin có giá trị. …phải đảm bảo rằng các câu hỏi có liên quan đến nhau, thích hợp, thông minh, chính xác và không unbiased. Thứ tự của các câu hỏi phải được sắp xếp cẩn thận, bố cục rõ ràng. Bộ câu hỏi trước tin cần phải thử nghiệm và đánh giá trước khi sử dụng trong thực nghiệm.
Bài viết của:
Wai-Ching Leung lecturer in public health medicine
University of East Anglia
w-c.leung@uea.ac.uk
->Đọc tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy lưu nhận xét của bạn tại đây. Ban quản trị sẽ đăng nhận xét của bạn.Cảm Ơn!