Ngày xửa ngày xưa kể chuyện sự tích ngày TẾT

  Ngày nảy ngày nay Con người, con sông, cho đến con đường đều do ông trời sinh ra. Con nào cũng có bộ mặt coi được cả. Mặt người sáng láng thông manh nhất. Mặt sông thì thinh lặng như tờ; chỉ có mặt đường là trăm đường khổ sở.
  Khi vui thì người ta nhờ vả: Công chức cần đường công danh. Nhà buôn liệu đường làm ăn. Kẻ trộm tìm đường tháo chạy. Quan chức kiếm đường tiến thân.
  Khi buồn thì từ gà qué, trâu bò, cho chí chuột voi thi nhau đến làm ổ. Con người có gì xấu xa là cứ đầu đường xó chợ tương ra. Than lắm thì chơi vài trăm lô cốt ngay giữa ấn đường cho biết mặt...đường.
  Đường bấm bụng nghĩ: mình được mang danh "con trời" như ai, vậy mà người ta cứ nhè mặt mình chà xát, cày bới đinh tai, nhức óc suốt 365 ngày, chẳng được nghỉ ngơi. Đường khôn chơi nhẹ vài hố tử thần.
  Mặt trời nghĩ  bụng mắc cỡ, mình chỉ làm việc có 12 giờ một ngày...Đó là tính cả 2 giờ sáng minh minh, 2 giờ chiều u u. Nó dẫu là con rơi con rớt để vậy coi sao được. Ông bèn "mị đường", giành ra một ngày đầu tháng giêng để "an đường" và nhắc nhở các con chớ nhè đường chạy đôn chạy đáo. Con người thấy vậy nửa lo, nửa mừng, gọi đó là ngày TẾT. 
  Vì vậy ngày nảy ngày nay...cứ mỗi độ Tết về là " Đường khôn đường vắng quá chừng, để cho Người dại thì nửa mừng, nửa lo".
ST
->Đọc tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy lưu nhận xét của bạn tại đây. Ban quản trị sẽ đăng nhận xét của bạn.Cảm Ơn!