Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Trong Nhà


   KS. Đỗ Hữu Hiền
Trung tâm ứng dụng KH&CN
I./ Đặc điểm phân biệt các loại Yến/Nhạn tiêu biểu
Trong các loại yến ở Việt Nam, chỉ có yến Hàng làm tổ trong nhà và tổ yến cho kinh tế cao


Việt Nam
Tiếng Anh
Tiếng Indonesia
Loại tổ
Ến
Swallow

Cỏ - rác
Nhạn
Martin

Cỏ - rác
Yến cỏ Indonesia
Collocalia
Seriti
Cỏ - nước bọt
Yến cỏ Việt Nam
Apus Affinis

Cỏ - nước bọt
Yến cây dừa
Cypsiurus

Cỏ
Yến Hàng/Yến tổ trắng
Unicolor


Swiftlet



Nước bọt
Maximus
Germanicus
Fuciphagus

1./ Yến cỏ Việt Nam (Apus Affinis)
-         Sải cánh to (14-16cm);
-         Đuôi có mảng trắng;
-         Màu đen tuyền ;
-         Tiếng kêu đặc biệt;
-         Đập cánh một nửa;
-         Làm tổ bằng cỏ và chồng lên nhau;
-         Tổ tại chỗ sáng, tháp nước, hiên nhà.



 











            Thực chất Yến cỏ Việt Nam là một loài Én.

2./ Yến cỏ cây dừa (Cypsiurus)



-         Đuôi nhọn sẻ đôi;
-         Thân mỏng hơn các loài khác;
-         Tiếng kêu đặc trưng;
-         Đi theo đàn 4 đến 5 con;
-         Thường đậu cây dừa;
-         Tốc độ bay rất nhanh;
-         Tổ bằng cỏ làm trên cây dừa.

3./ Yến hàng (Aerodramus Germanicus)
-         Thân nhỏ (12 – 14cm);
-         Ngực xám ;
-         Lưng mảng màu sáng;
-         Tiếng kêu đặc trưng phát sóng siêu âm;
-         Sinh sống tại các đảo ven biển Việt Nam;
-         Tổ màu hơi xám hoặc đỏ;
-         Một năm sinh sản 2 lần
.


 


















4./ Yến tổ trắng (Aerodramus Fuciphagus)

-         Sải cánh dài (12-15cm);
-         Đuôi bầu ;
-         Lưng không có khoảng trắng;
-         Tiếng kêu đặc trưng có phát sóng siêu âm;
-         Đập toàn bộ cánh khi bay;
-         Tổ to 8-12g;
-         Sinh sản 3-4 lứa một năm;
II./ Đặc tính sinh học của chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus)

1./ Vòng đời của Chim Yến
2./ Phân nhóm chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus):
-         Được phân thành hai nhóm sống khác nhau : Bầy đàn và Đơn côi;
-         Một nhà Yến có nhiều đàn sống chung với nhau;
     - Thói quen lượng vòng quanh tổ của chim Yến:
+ Khởi động vào buổi sáng trước khi đi kiếm ăn;
+ Hạ nhiệt vào buổi chiều trước khi vào nhà.
3./ Các đặc tính sinh học khác:
-         Thích chỗ tối (độ sáng 0,2 Lux);
-         Thích độ ẩm cao (80 – 95%, lý tưởng nhất 85%);
-         Thích nhiệt độ ổn định (28oC);
-         Thích chơi đùa với nước.

III./ Mô tả qui trình kỹ thuật nuôi chim Yến
Để có một căn nhà Yến thành công ngoài các vấn đề phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, đồng thới phải tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô đảm bảo cho căn nhà có các điều kiện sinh học về môi trường sống của chim yến.
1./ Điều kiện môi trường vĩ mô:
1.1./ Các vị trí có thể xây dựng nhà nuôi chim Yến:
-         Gần một căn nhà Yến có sẵn;
-         Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường bay về tổ;

-         Chim Yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ;
-         Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.

-         Môi trường xung quanh của nhà nuôi chim Yến:

+ 50% cây bụi, đồng lúa;
+ 30% cây cao;
+ 20% mặt nước.
                       
-         Điều kiện quanh nhà nuôi chim Yến:
+ Gần ao, hồ, mặt nước;
+ Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn;
+ Có những cây thấp thu hút côn trùng như Leucanea Glauca(Keo dậu, dẹt).
-         Những kinh nghịêm nhận dạng nhà nuôi chim Yến sẳn có:


- Xác định nhà Yến chính xác

- Xác định vùng chim đang lượn vòng           
- Tìm độ cao để quan sát
- Xác định các loài chim Yến
- Quan sát bầu trời
1.2./ Lỗ ra vào của chim Yến:
-         Lỗ ra vào quyết định khá lớn lượng chim có thể vào trong nhà:
+ Lỗ trên chuồng cu.
+ Lỗ ngang.
-         Lỗ ra vào có thể lớn(80x40cm) trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở.
-         Nên làm ống chắn sáng tại lỗ

Chú ý: Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đậy là điều kiện rất quan trọng quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến!
-         Kích thước lỗ ra vào:
+ Từ 20x30cm.
+ Nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian dụ chim ban đầu.

Stt
Kích thước
Số lượng chim tối đa
1
20x30cm
1000 cá thể
2
40x30cm
2000 cá thể
3
20x60cm
3000 cá thể
4
40x60cm
4000 cá thể
5
40x80cm
6000 cá thể

Chú ý: Nếu là nhà Yến mới xây dựng thì kích thước lỗ ra vào phải lớn hơn 40x80cm!

1.3./ Trường, trần và lỗ thông hơi:
-         Tường: Có các loại tường khác nhau
+ Dùng gỗ.
+ Dùng ván cách nhiệt.
+ Gạch lỗ xây 2 lớp.
-         Trần:
+ Dùng ván gỗ.
+ Bêtông tổng hợp.
+ Bêtông dùng đổ mê trong xây dựng.
-         Lỗ thông hơi:          
+ Dùng ống thông hơi.
+ Xây theo kiểu khe thông hơi.
           


 










1.4./ Mái nhà, vòi phun nước và cây Leucanea:
-         Mái nhà:
+ Độ nghiêng ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi.
+ Nhiều vật liệu khác nhau có thể áp dụng (Tôn, ngói, bê tông).
+ Không nên đổ nước lên nóc hoặc mái bằng nếu không chống thấm tốt.
-         Vòi phun nước:

+ Vòi phun tròn.
+ Vòi phun dài.
+ Các loại vòi phun khác.
-     Cây

-          Leucanea (Cây dẹt, cây táo nhơn):

-          
+ Trồng xung quanh nhà nuôi.
+ Nên gieo hạt mùa mưa hoặc dùng nước tưới.
2./ Điều kiện môi trường vi mô:
2.1./ Nhiệt độ và độ ẩm:
-         Nhiệt độ:
+ Từ 26-300C.
+ Phải có hệ thống thông hơi.
+ Kết hợp kết cấu mái, tường, hệ thống tạo ẩm trong nhà nuôi.

-         Độ ẩm:
+ Sử dụng máy tạo độ ẩm.
+ Làm hồ nước trong nhà nuôi.
+ Đường nước chạy trên tường
+ Kết hợp cấu trúc tường, lỗ thông hơi trong nhà nuôi.
Chú ý: Nhiệt độ và độ ẩm thường tỉ lệ thuận với nhau!


2.2./ Thanh làm tổ:
-         Dùng đẻ chắn ánh sáng rọi vào trong nhà nuôi.
-         Dùng để chắn gió.
-         Kích thước phải đủ dài để không đụng vào đuôi chim.
-         Khoảng cách giữa hai thanh được lắp đặt cách nhau 30cm.
-         Đặc điểm của thanh làm tổ phải mềm, nhẹ, có độ bền cao và phải xử lý bằng hóa  chất tẩm cho thanh.                              
                                                                               4m
                                                      30cm                                    

 


                                               1m


                                                                                                                               4m







2.3./ Xử lý mùi bầy đàn và âm thanh kêu gọi bầy đàn:
-         Xử lý mùi bầy đàn:
+ Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2-3 tháng một lần.
+ Phun cách trần 50cm.
+ Không phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn vào các khung gỗ
.

-         Âm thanh kêu gọi bầy đàn:
+ Dùng đĩa CD gốc để có âm thanh rõ ràng trong quá trình dẫn dụ chim.
+ Chỉ sử dụng Loa treble, không dùng loa Bass.
+ Âm thanh dẫn dụ chim phải được vào buổi sáng trước khi bay đi kiếm ăn và lúc
chiều đàn chim bay về.
+ Không được mở âm thanh dẫn dụ chim qua đêm.

2.4./ Quản lý ánh sáng và thiết kế đường bay cho chim:
-         Ánh sáng:
+ Kích cỡ lỗ ra vào cho nhà nuôi.
+ Phòng chuyển tiếp.
+ Lắp thanh làm tổ ngang nguồn sáng.
+ Ống chắn sáng.
-         Đường bay:
-          
+ Lỗ ra vào
+ Lỗ liên phòng
+ Lỗ liên tầng (nếu nhà Yến xây dựng nhiều hơn một tầng).

2.5./ Các loại thiên dịch của Chim:
Stt
Nội dung
Stt
Nội dung
1
Chuột
8
Nấm
2
Gián
9
Chim hoang dã
3
Kiến
10
Mèo
4
Rệp
11
Chim nhà, bồ câu
5
Tắc kè
12
Muỗi
6
Cú mèo
13
Ong
7
Dơi
14
Ăn trộm

Chúy ý: Trong các địch hại của chim Yến, kẻ trộm là địch hại nguy hiểm nhất vì không những lấy tổ của chim mà còn gây động, vứt trứng và chim non đi với số lượng lớn. Bảo vệ nhà Yến với những cách sau:
-         Thu nhỏ chiều cao của lỗ ra vào sau khi chim đã làm tổ (còn khoảng 20cm).
-         Làm cửa sắt dày, khóa an toàn hoặc khóa ngầm bên trong cửa sắt.
-          Lắp camera hồng ngoại và hệ thống báo trộm hồng ngoại nếu điều kiện cho phép.



Hỏi:   
    - Kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà? địa chỉ tham quan mô hình nuôi? (Bùi Thế Sương, số 40, ấp Bình Đông, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre)
Đáp:
      - Chim yến là động vật hoang dã chưa thuần dưỡng, chúng thường sống trong những hang động tự nhiên. Tuy nhiên, đá trong hang động quá cứng chim khó bám vào làm tổ, mặt khác đường vào hang không có cỏ hoang mọc um tùm nên dễ bị động vật ăn thịt, người săn tổ yến tìm đến. Do vậy, yến có khuynh hướng tìm nhà trú ngụ để an toàn hơn. Muốn có đàn chim yến trong nhà đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải trang bị âm thanh giống tiếng kêu của chim yến, mở máy để phát tiếng kêu mỗi ngày để dẫn dụ chim yến vào nhà nuôi.
   - Nhà nuôi lý tưởng phải đáp ứng các vấn đề như:
   + Nhà gạch cũ, bỏ trống lâu ngày, cửa trước và cửa sổ đóng kín.
   + Nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong nhà nuôi phải ổn định
   + Trần nhà không bị dột để tránh mưa tạt, gió lùa hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà nuôi. Như thế, sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của đàn yến.
   + Thông thường yến làm tổ trên những sà ngang trên trần nhà, trường hợp nhà dột thì những thanh gỗ này dễ bị ẩm mốc, mục làm ảnh hưởng đến tổ yến. Thanh gỗ sử dụng trên trần nhà phải đảm bảo không bị mốc, ẩm, sớ gỗ mềm, thời gian sử dụng dài. Đặc biệt không trơn láng vì như thế chim khó bám để làm tổ, nước bọt khó hấp thụ, khi nhiệt độ môi trường lên cao sẽ làm tổ chim quá nóng, ảnh hưởng đến chất lượng của tổ.
   + Diện tích nhà nuôi lý tưởng là 4m x 4m
   + Khoảng cách từ nhà nuôi đến vùng thức ăn không quá 25km
   + Quanh khu vực nuôi đã có nhiều nhà nuôi chim yến.
   Nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên thì khi chim yến vào thám thính, chúng chỉ đến mà không ở và làm tổ.
   Hiện nay, để khai thác hiệu quả chất lượng và số lượng tổ yến, người nuôi nên sử dụng thanh ván lắp SWO-2, đóng trực tiếp lên trần nhà. Vì kích thước của thanh ván này đã được tính toán phù hợp theo đặc tính của chim. Tuy nhiên, phải đảm bảo không có khoảng cách giữa thanh ván lắp với trần nhà vì khi có khoảng cách 0,25 – 0,5cm thì gió có thể luồng vào khe hở thổi vào trong tổ yến; côn trùng có thể theo đó vào tổ yến; tổ yến dễ bị rớt.
   Để tham quan mô hình nuôi chim yến, bạn có thể liên hệ anh Lập (0979499119) hoặc Trạm thú y Cần Giờ (08.5490649)

(TBKTSG) - Bốn năm trở lại đây, nghề nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ nở rộ. Có khoảng 300 căn nhà chim được xây khắp các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau, đó là con số ước tính của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này.
Giá mỗi ki lô gam tổ yến trên thị trường trung bình khoảng 38 triệu đồng trở thành lực hút đối với nhiều doanh nghiệp và những người có ý định làm giàu từ nghề này. Theo đánh giá của những người trong nghề, thành công và thất bại từ nghề mới này đang chia đều cho cả hai.
Nghề mới
Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện nhiều thông tin về việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà và các dịch vụ liên quan. Anh Lê Danh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Chấn Hưng (chủ thương hiệu Hoàng Yến Eka), có trên năm năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà nuôi chim yến, cho biết hơn một năm nay thị trường bùng nổ về các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến yến.
“Đã có doanh nghiệp thuê người đi phát tờ rơi ở những khu dân cư quảng bá về dịch vụ kinh doanh nhà yến, bán tổ yến. Nghề này mới phát triển nhưng có vẻ như đang được bình dân hóa do cách quảng bá tùy tiện”, anh Hoàng nói.
Thị trường thế giới tiêu thụ 200 tấn tổ yến/năm
TS.Nguyễn Khoa Diệu Thu cho biết tại Việt Nam, sản lượng yến còn dựa vào nguồn lợi tự nhiên, đạt khoảng 3,5-4 tấn/năm, với tổng số đàn chim 750.000 con phân bố chủ yếu ở tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam và một số tỉnh Nam bộ. Trong đó, Quảng Nam (Cù lao Chàm) và Bình Định (bán đảo Phương Mai) có sản lượng tổ yến mỗi tỉnh khoảng 600-800 ki lô gam/năm; riêng Khánh Hòa (với 12 đảo) có sản lượng yến khoảng 2.400 -2.500 ki lô gam, chiếm 60% tổng sản lượng yến sào cả nước.
Nghề nuôi yến trong nhà đã phát triển tại một số nước Đông Nam Á. Indonesia là nước sản xuất tổ yến nhiều nhất, chiếm 60% sản lượng thế giới với trên 100 tấn tổ yến. Thái Lan đứng thứ hai, chiếm 20% sản lượng thế giới. Hiện thị trường thế giới hàng năm cần khoảng trên 200 tấn tổ yến.
Trong giới nuôi chim yến, người được biết đến đầu tiên có lẽ là anh Võ Thái Lâm, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Yến Việt, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Năm năm trước, khi thị trường Việt Nam còn phôi thai trong lĩnh vực nuôi chim yến trong nhà, anh Lâm đã phát hiện và tìm cách bảo vệ đàn chim yến đang làm tổ tại một rạp hát bỏ hoang ở Phan Rang.
Sau thành công của Yến Việt, Công ty Yến sào Khánh Hòa, rồi Hoàng Yến Eka công bố khả năng nuôi thành công chim yến trong nhà. Các doanh nghiệp này không chỉ sở hữu những căn nhà nuôi chim yến mà còn phát triển thêm lĩnh vực cung cấp thiết bị nuôi yến trong nhà, xây nhà chim, tổ chức tour tham quan những địa phương có nhà nuôi chim yến ở trong và ngoài nước.
Khoảng năm 2006, nhận thấy thị trường đang có nhiều người quan tâm đến nghề nuôi chim yến, Hoàng Yến Eka đã tổ chức một buổi hội thảo về nghề nuôi chim yến lấy tổ thu hút sự tham gia của 200 người đến từ các tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ.
Theo giới nuôi yến trong nhà, việc khảo sát vùng lưu trú của chim yến là rất cần thiết. Đó là những nơi có hệ sinh thái tốt, thảm thực vật đa dạng như huyện Cần Giờ (TPHCM), thị xã Gò Công (Tiền Giang), huyện Kiên Lương, thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)… Trong các địa phương trên, các xã thuộc huyện Cần Giờ là địa bàn có tốc độ phát triển nhà chim nhanh nhất.
Hơn năm năm trước, người phát hiện và đầu tư căn nhà chim đầu tiên tại huyện Cần Giờ là A Lý (người Malaysia). Trước sự thành công của A Lý, ba năm sau đó các cộng sự của ông đã tách ra làm riêng theo thỏa thuận. Bạn bè trong “ê kíp” của A Lý, người tách ra xây nhà chim khác, người thì đi thầu công trình xây nhà chim.
Ở ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TPHCM, hơn ba năm nay giá đất đã tăng vọt nhờ có chim yến đến sinh sống. Nếu như ba năm trước, đất có diện tích 12x25 mét giá khoảng 200 triệu đồng thì nay có giá trên 1 tỉ đồng.
A Lý, sau năm năm đến Cần Giờ, nay đang sở hữu hơn sáu căn nhà chim nằm rải rác ở các xã. Chỉ riêng tại Tam Thôn Hiệp, người chủ gốc Malaysia này có đến bốn nhà chim, thu hoạch mỗi tháng hai đợt.
“Đất lành chim đậu”, các doanh nghiệp Yến Việt, Hoàng Yến Eka, Ngọc Yến, Hội Phú, Hải Yến, Tú Linh và hàng chục cá nhân đến từ Khánh Hòa, Bạc Liêu, Cà Mau, các quận nội thành TPHCM, Việt kiều, Hoa kiều… cũng đổ về Cần Giờ đầu tư nhà chim, xây nhà chim để bán và cung cấp thiết bị cho nhà chim.
Năm thắng, năm thua
Thỉnh thoảng trên một số báo in và báo mạng xuất hiện những mẩu quảng cáo như: “Hãy nhanh tay sở hữu một nguồn thu nhập hấp dẫn từ tổ yến của chim yến từ căn nhà được kỹ sư thiết kế đẹp, nội thất cao cấp và cũng là nơi bạn an cư lý tưởng cách Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM) năm phút đi xe. Diện tích 7,5x20 mét: một trệt, ba lầu, sân vườn, 4,9 tỉ đồng. Liên hệ: 090….”.
Trước phong trào kinh doanh nhà nuôi chim yến, hàng chục hộ đầu tư nhà nuôi chim yến ở Khánh Hòa đã rút ra bài học: “Cần cẩn trọng vì rủi ro rất nhiều”. Năm 2007, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã công bố thí điểm mô hình nuôi chim yến trong nhà cho 50 hộ dân, nhưng đến nay vẫn chưa thành công.
Trong số 200 khách tham dự hội thảo năm đó đã có nhiều người quyết định khởi nghiệp từ nghề nuôi chim yến. Chi phí đầu tư căn nhà nuôi chim có diện tích khoảng 300 mét vuông là 600 triệu đồng (thời điểm năm 2006). Tại Nha Trang, huyện Cam Lâm, huyện Ninh Hòa… (Khánh Hòa) từ năm 2005 đến nay đã có gần 30 cá nhân đầu tư xây nhà nuôi chim yến do Yến Việt, Yến Ngọc, Hoàng Yến Eka, Yến sào Khánh Hòa… tư vấn kỹ thuật. Năm 2007, tức sau hai năm đầu tư nhà nuôi chim yến, ông Phương, ông Hưng và ông Cần, ngụ tại Nha Trang, đều cho biết: “Đã lỡ phóng lao thì phải theo. Nghề này quá rủi ro vì số chim yến trong nhà phát triển rất chậm, mỗi nhà có chưa tới 10 con chim vào sinh sống”.
Tháng 6-2009, ông Phương cho biết trong số gần 30 nhà nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tỷ lệ thành công rất thấp. “Căn nhà chim của tôi sau gần ba năm hoạt động, hiện chỉ có hơn 10 cặp chim đang sống nhưng vẫn chưa làm tổ”, ông Phương nói.
Trong thời gian qua, Hoàng Yến Eka đã tham gia tư vấn cho trên 100 căn nhà chim trên cả nước. Năm 2008, Hoàng Yến Eka đã từng xuống xã Tam Thôn Hiệp mở dịch vụ cung cấp các mô hình nuôi yến trong nhà nhưng cũng đã đóng cửa sau một năm hoạt động. “Những người đầu tư nhà nuôi chim ở đây không cần đến các dịch vụ của Eka”, anh Hoàng nói.
Cũng ở Cần Giờ, Công ty Yến Việt từng có tham vọng làm tour du lịch Cần Giờ tham quan “làng nuôi chim yến” và kết thúc bằng tiệc thưởng thức sản phẩm được chế biến từ tổ yến tại nhà hàng Yến Việt ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Thực tế điều đó đã không xảy ra! Còn nhà hàng Yến Việt cũng đã đóng cửa khoảng hai năm nay.
Trước tình hình doanh nghiệp kinh doanh nhà nuôi chim yến ngày càng nở rộ, lan rộng khắp nơi và đi kèm theo đó là những lời quảng bá hấp dẫn về việc hưởng lợi từ nghề mới này, Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Thu, nguyên Trưởng phòng Công nghệ tế bào động vật, Viện Sinh học nhiệt đới, thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, cho rằng nhà đầu tư phải hết sức cẩn trọng. “Theo kinh nghiệm nhiều năm tư vấn kỹ thuật cho Yến sào Bình Định, Yến sào Khánh Hòa và cả Côn Đảo, một căn nhà nuôi chim yến thành công phải có số chim từ 300 con trở lên, dưới con số đó chưa thể nói là thành công được”, Tiến sĩ Diệu Thu nói.
“Phải mất 2-3 năm sau khi nhà nuôi chim đi vào hoạt động mới có thể đánh giá mức độ thành công. Mức độ rủi ro và thành công của mỗi căn nhà nuôi chim yến là 50-50”, anh Lê Danh Hoàng nói.
Tiến sĩ Diệu Thu kể: “Có nhiều nhà đầu tư xây nhà nuôi chim nhưng chim lại không vô. Đến lúc “tiến thoái lưỡng nan”, họ tìm đến và nhờ tôi tháo gỡ những vướng mắc về kỹ thuật”.
* * *
Hiện nay, các thành phố lớn như Hà Nội, Nha Trang, TPHCM… lác đác xuất hiện những cửa hàng bán tổ yến, kèm theo cam kết bồi thường gấp đôi, gấp ba số tiền nếu khách mua phải tổ yến giả. Tiến sĩ Diệu Thu làm phép tính: “Một cặp chim yến mỗi năm làm tổ được ba lần (ba tổ). Như vậy sau một năm, 10 cặp chim trong nhà sẽ phát triển thành 40 cặp. Trung bình 1 ki lô gam tổ yến có từ 70-100 tổ. Trong khi đó, nếu chim yến làm được 10 tổ thì chủ đầu tư chỉ được thu hoạch được một hoặc hai tổ/lần (khai thác nhiều, chim bị động về môi trường sống sẽ bỏ đi nơi khác). Một ki lô gam tổ yến trên thị trường có giá 36-38 triệu đồng. Nếu chủ đầu tư bỏ ra 1 tỉ đồng xây căn nhà chim thì đến bao giờ mới có thể thu hồi vốn?”.





Cám ơn TBKTSG Online đã có bài viết giới thiệu về một nghề khá thú vị. Mặc dù bài báo có nói trước là việc đầu tư cho nghề này có thể 50% thành công, 50% thất bại, nhưng tôi vẫn khá quan tâm, mong muốn tìm hiểu thêm. Vì vậy, tôi mong tòa soạn có thể cung cấp thêm thông tin để liên lạc với một vài doanh nghiệp được đề cập trong bài viết; tôi có thể hỏi ở đâu để nhờ tư vấn về nghề này, ở đâu có bán tài liệu hướng dẫn, liên hệ tour tham quan ra sao... Xin trân trọng cám ơn.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thông tin như sau:
  1. Sách hướng dẫn cách nuôi chim yến hiện có bán ở hệ thống nhà sách Fahasa và nhà sách Hà Nội.

    2. Trung tâm Hoàng Yến Eka là một trong những doanh nghiệp có tổ chức tour tham quan nhà yến ở thị xã Gò Công (Tiền Giang) hoặc đi Indonesia, Thái Lan theo nhu cầu của khách. Ngoài ra, Hoàng Yến Eka còn mở các lớp hướng dẫn nghề nuôi chim yến, học phí tính theo từng buổi hoặc ngày, giá thỏa thuận giữa hai bên. Giám đốc công ty là anh Lê Danh Hoàng, điện thoại: 0918.172758.

    3. Giám đốc Công ty TNHH Yến Việt là ông Võ Thái Lâm, điện thoại: 0989.518655.

    4. Bạn đọc cũng có thể vào Google gõ từ khóa “nghề nuôi chim yến”, sẽ xuất hiện hàng loạt tên, địa chỉ, e-mail, điện thoại các doanh nghiệp trong nước hoạt động, tư vấn, xây nhà nuôi chim yến, bán tổ yến…

    Cuối cùng, bạn đọc cũng cần lưu ý là việc tìm hiểu thông tin nên thật kỹ lưỡng, đồng thời thận trọng trong quyết định đầu tư, bởi như bài viết có đề cập là việc đầu tư có thể gặp thất bại. 
  2. 2/ Nuôi chim yến:
    Điều kiện: Trước hết phải xác định hướng bay của chim để thiết kế cơ sở nuôi đảm bảo các điều kiện về sinh học, hóa học, vật lý và khí hậu. Nơi ở của chim yến phải có ánh sáng mờ tối cho đến tối (0,02 – 0,06 lux), nhiệt độ từ 27 - 31oC (tối ưu 28oC), ẩm độ từ 70 – 95% (tối ưu 80%).
    Ở thành phố Hồ Chí Minh, những khu vực có thể nuôi chim yến là huyện Nhà Bè và Cần Giờ…. Tuy nhiên, muốn nuôi chim yến phải xin phép các cơ quan chức năng.
    Do hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được khôi phục và phát triển khá tốt cho nên chim yến tìm về với khối lượng khá đông.
    Nhà nuôi chim yến có nhiều mẫu khác nhau, từ loại nhà biệt thự, cao tầng cho đến nhà phố, cửa hàng kinh doanh…, diện tích chuồng 200m2, có thể chuyên dùng hoặc kết hợp, suất đầu tư từ vài ba trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng.
    Dẫn dụ: Kỹ thuật dẫn dụ chim yến về làm tổ là chìa khóa của sự thành công. Do đó phải tìm cách dẫn dụ chim yến bằng các thiết bị âm thanh, cải tiến các loại loa để phát ra tiếng chim lan xa (Anh Lê Danh Hoàng đã cải tiến và chế ra loa siêu công suất, âm thanh phát đi trong vòng bán kính 2km). Tần số và âm thanh phát ra cũng khác nhau tùy theo thời điểm như mùa sinh sản, mùa chim bay về…
    Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nuôi chim yến thử nghiệm ở Cần Giờ. Chúng ta cần theo dõi để đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Hy vọng trong tương lai không xa, thành phố chúng ta sẽ được thêu dệt bởi những cánh yến hiền hòa mà hữu ích, gần gũi mà nên thơ.
Trong nghề nuôi chim yến trong nhà thì âm thanh đóng vai trò quan trọng nhất ,vì vậy việc chọn loại âm thanh là cực kỳ quan trong .Sau thời gian khá lâu tìm toài , kiểm tra và chọn lọc.Chúng tôi đã chọn lọc đượng bộ âm thanh chuẩn nhất để dụ chim yến.Âm thanh đã test rất thành công ở các tỉnh miền trung :quảng nam,quảng ngãi ,bình định,phú yên ,ninh thuận ,bình thuận ,khánh hòa và cả sài gòn ,lâm đồng.Hiện giờ chúng tôi bán lại âm thanh này với giá 400.000 vnđ .Ai có nhu cầu liên hệ số ĐT: 0978500431 .Cảm ơn đã đọc tin .
Triển vọng một nghề mới
Ngôi nhà 592 Thống Nhất được cải tạo theo hướng... dẫn dụ đàn chim: toàn bộ lỗ thông gió, cửa sổ được bít kín chỉ chừa một khoảng trống lớn trên cao để chim ra vào, tường vách được sửa chữa lại nhằm tăng độ cách âm, hệ thống máy phun nước dạng tia được lắp đặt ở nhiều vị trí trong ngôi nhà liên tục hoạt động... Anh Lâm giải thích: loài chim yến rất khó chịu.
Muốn giữ chúng phải tạo được một không gian phù hợp về độ tối, nhiệt độ (khoảng 280C), độ ẩm 95% và nhất là tránh tiếng ồn...
Theo ánh đèn pin soi lối, thật kỳ thú, chúng tôi nhìn thấy hàng trăm tổ chim yến hình dạng chiếc bát úp đóng đều khắp trần nhà và các bức tường cùng đàn yến dày đặc bay lượn.
 Anh Lâm cho biết để tránh cho chim bị... sốc, cuối năm rồi công ty quyết định mua luôn ngôi nhà bên cạnh (số 594) và tiếp tục cải tạo theo hướng xây tổ để dẫn dụ chim. Và thật bất ngờ, chỉ hơn tháng sau đó khoảng 100 con đã tự động tách bầy sang sống ở tổ mới. “Hiện đàn chim yến của công ty đã lên đến hơn 2.000 con” - anh Lâm cho biết.
Tháng mười năm ngoái, Công ty Yến Việt quyết định thực hiện một công việc táo bạo: ấp trứng chim yến bằng phương pháp nhân tạo. “Làm cho trứng nở không khó, gay go nhất là công đoạn nuôi sống chim con để chúng có thể ra ràng (hòa nhập với đàn để bay kiếm ăn) sau 45 ngày” - anh Lâm nói.
Sau năm lần thất bại liên tiếp (tỉ lệ chim con sống chỉ 1-2%), đầu tháng một vừa qua, lứa ấp thứ sáu đã cho kết quả bất ngờ: 90% trứng nở với tỉ lệ chim con ra ràng (biết bay) lên đến 30%.
Công ty Yến Việt đang đề xuất với UBND tỉnh cho tổ chức hội thảo khoa học để nhân rộng mô hình nuôi chim trong nhà theo hướng thương phẩm. “Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cùng bà con trong tỉnh với mục tiêu xây dựng một làng nuôi chim “độc nhất vô nhị” của cả nước trong tương lai không xa” - anh Lâm nói.
Khái quát những nét cơ bản về kỹ thuật nuôi chim yến làm tổ
Bên trong một ngôi nhà yến
I Khảo sát vị trí, khu vực và hoạch định đầu tư.

1.Ttrước hết ta phải khảo sát vị trí, khu vực nơi Chim yến đi ăn, ở & đường bay của chúng (rất quan trọng), không thể làm qua loa đại khái mà phải nghiên cứu chuyên sâu và để có được yến sào.

2. Sau khi đã khảo sát và chọn địa điểm lý tưởng chúng ta sẽ đưa ra quyết định đầu tư cho căn nhà Yến. Đầu tư lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nơi có Chim yến nhiều hay ít…Khi đầu tư căn nhà có tầm quy mô phải thiết kế sao cho phù hợp từng tầng, phòng. Phải nghiên cứu kỹ lỗ cho chim vào và vòng lượn hợp lý.

3. Phải nghiên cứu và tham khảo trước khi quyết định làm nhà Yến. Không được bỏ qua những yếu tố nhỏ cho bất kỳ công đoạn nào.

4. Đặc điểm của mỗi vùng sẽ khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm vì thế phải thiết kế phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng. Ví dụ: khu vực có nhiệt độ 28 -> 30 độ C thì phải chọn vật liệu và thiết kế phù hợp.

5. Lưu ý nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong nhà Yến. Hệ thống thông gió của mỗi tầng cũng khác nhau. Đối với từng tầng ta có những thiết kế khác nhau tạo môi trường cực tốt cho Yến.

Lưu ý: nhiệt độ và độ ẩm không cùng theo một tỉ lệ nhất định, nếu ta tăng độ ẩm lý tưởng sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ, hơn nữa sẽ làm cho thanh làm tổ của yến bị mốc. tốt nhất phải tập trung vào nhiệt độ.

6. vị trí và xung quanh ngôi nhà có lý tưởng? cách bảo quản cũng như bảo vệ nhà yến có nguy cơ không?

Ví dụ: con người(trộm cắp) hoặc môi trường xung quanh. Đặc biệt các loài nguy hiểm như: chuột, gián, kiến, cú mèo, rắn…là những kẻ thù nguy hiểm cho Chim yến.
Tóm lại: muốn làm hoặc xây dựng nhà yến quy mô, tốt nhất phải chọn địa điểm lý tưởng, điều kiện cũng như môi trường sống của chim yến, số lượng đã khảo sát, nguồn dự trữ
thức ăn của vùng đó…xong phải thiết kế từng chi tiết một, không bỏ qua bất cứ công đoạn nào, thiết kế cho phù hợp và đầy đủ, nhớ không được áp dụng từ vùng này cho vùng khác.

II Những điều quan trọng trong việc xây dựng nhà yến cho từng vùng.

Kết cấu xây dựng cho mỗi vùng: Nóng, lạnh và nhiệt độ phải phù hợp trong phạm vi (27-28 độ C)

- Mọi chi tiết thiết kế phải phù hợp với từng khu vực, từng địa phương, đặc biệt là thanh làm tổ mà ta thiết kế thưa, dày khác nhau
ví dụ: nếu thanh làm tổ rộng 20 cm ta thiết kế thưa, trường hợp 15cm thiết kế dày hơn. Từ thực tế đã nhận thấy cách đóng thanh làm tổ trên trần từ 30 -40cm bề ngang, bề dài từ 90-100cm tùy vào kích thước của ván là lý tưởng nhất. Cách làm này sẽ đem lại hiệu quả rất cao về sản lượng yến và rất thích hợp với chúng (đã được chứng minh qua nhiều nhà làm trước)
Một ngôi nhà yến mới xây dựng
Đặc điển ánh sáng và lỗ thông hơi.

Ánh sang vừa đủ (lờ mờ) tức không sáng quá, và cũng không tối quá
Không khí trong nhà phải lưu thông hợp lý, lỗ thông hơi phải được che chắn không cho kẻ thù của chim yến chui vào.
Ánh sang thông hơi tầng dưới khác tầng trên, không nên rập khuôn.
Theo kinh nghiệm của một số nước nuôi yến (Malaysia, Indonexia), đặc biệt là Indonexia lỗ thông hơi được thiết kế theo dạng lỗ tròn, bên ngoài che lưới rất phù hợp cho mô hình nhà yến tại Việt Nam. Nếu lỗ thông hơi theo kiểu Malayxia được thiết kế chừa lỗ hình vuông, ngoài cùng có phần lõm, nếu về lâu dài sẽ là nơi kẻ thù của Chim yến như: gián, rết, rắn à rất nguy hiểm cho Chim yến.
PHUN SƯƠNG LÀM MÁT CHO CHIM YẾN (NUÔI YẾN TRONG NHÀ)
Thứ hai, 04/05/2009 13:54
Hàng năm, lượng yến sào xuất khẩu đem lại lợi nhuận rất cao. Trước đây, yến xào chủ yếu được thu thập từ thiên nhiên bên trong các hang yến trải dọc các tỉnh ven biển. Do hang yến ở ngoài tự nhiên, nên sản lượng khai thác hàng năm không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết. Chẳng hạn, năm 2006, bão số 1 gây sóng to gió lớn, đã cuốn trôi rất nhiều tổ yến, nên sản lượng khai thác giảm khoảng 30% và gây nhiều khó khăn cho việc khai thác.



Để góp phần tăng sản lượng, hạn chế thiệt hại do thời tiết và nguy hiểm cho công nhân khai thác, Ban đang triển khai mô hình nuôi yến trong nhà. Thực ra, mô hình này cũng đã triển khai ở một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Tiền Giang, Ninh Thuận, Khánh Hòa … Chim yến cần được chăm sóc kỹ lưỡng để có thể đảm bảo nguồn lợi đều đặn từ yến xào, xây nhà cho chúng ở rồi trang bị bên trong như khách sạn vậy.


Có đầy đủ tiện nghi như tổ yến nhân tạo làm giường cho yến ngủ, hệ thống phun sương làm mát nhà như khách sạn gắn máy lạnh, có lỗ thông hơi cho chim thở, có đĩa phát tiếng chim gọi bầy như người ta nghe nhạc, thậm chí chủ còn bỏ cả phân của chúng trước trong đó để tạo cảm giác ấm cúng
PHUN SƯƠNG LÀM MÁT CHO CHIM YẾN (NUÔI YẾN TRONG NHÀ)
Thứ hai, 04/05/2009 13:54
Hàng năm, lượng yến sào xuất khẩu đem lại lợi nhuận rất cao. Trước đây, yến xào chủ yếu được thu thập từ thiên nhiên bên trong các hang yến trải dọc các tỉnh ven biển. Do hang yến ở ngoài tự nhiên, nên sản lượng khai thác hàng năm không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết. Chẳng hạn, năm 2006, bão số 1 gây sóng to gió lớn, đã cuốn trôi rất nhiều tổ yến, nên sản lượng khai thác giảm khoảng 30% và gây nhiều khó khăn cho việc khai thác.



Để góp phần tăng sản lượng, hạn chế thiệt hại do thời tiết và nguy hiểm cho công nhân khai thác, Ban đang triển khai mô hình nuôi yến trong nhà. Thực ra, mô hình này cũng đã triển khai ở một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Tiền Giang, Ninh Thuận, Khánh Hòa … Chim yến cần được chăm sóc kỹ lưỡng để có thể đảm bảo nguồn lợi đều đặn từ yến xào, xây nhà cho chúng ở rồi trang bị bên trong như khách sạn vậy.


Có đầy đủ tiện nghi như tổ yến nhân tạo làm giường cho yến ngủ, hệ thống phun sương làm mát nhà như khách sạn gắn máy lạnh, có lỗ thông hơi cho chim thở, có đĩa phát tiếng chim gọi bầy như người ta nghe nhạc, thậm chí chủ còn bỏ cả phân của chúng trước trong đó để tạo cảm giác ấm cúng


Theo dự báo, cả nước sẽ đón rất nhiều đợt nắng nóng gay gắt. Từ đầu năm 2009 đến nay chúng ta đã có 2 đợt nóng nhưng mới chỉ là khúc dạo dầu. Vì thế cần chuẩn bị trước vấn đề “giảm nhiệt” làm mát giữ ẩm để chim yến không rời tổ tìm đến những nơi thoáng mát hơn. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn “hệ thống phun sương làm mát không gây tiếng ồn”
Ông Mười Thiết phấn khởi cho biết các công ty ở Khánh Hòa đã đánh giá chất lượng yến sào ở Gò Công rất tốt, không thua gì ở các nơi khác. Ông còn tiết lộ nghề nuôi yến hiện nay lợi nhuận rất cao nhưng muốn thành công, người nuôi phải say mê và nắm vững kỹ thuật, nhất là môi trường xung quanh phải ổn định, xa tiếng ồn. Đặc biệt, thời gian khai thác phải hợp lý, tránh lấy tổ lúc chim mới đẻ trứng hoặc con vừa mới nở.
Nhiều người cho biết, yến ngoài thiên nhiên phải đi kiếm ăn xa, tiêu hao nhiều năng lượng nên mỗi năm chỉ đẻ 1 - 2 mùa, tổ lại mỏng vì ít nước dãi. Còn yến nuôi trong nhà đi kiếm ăn gần, cho tổ dầy, mỗi năm có thể làm tổ từ 3 - 4 đợt. Theo các chuyên gia nuôi yến, một ngàn con yến có thể làm 400 tổ/mùa, mỗi tổ được 10 gr yến sào.
Nghề khai thác yến sào ở Gò Công đang mở ra nhiều tiềm năng và triển vọng rất lớn. Nhưng trước hết người nuôi phải được tư vấn về dự báo khu vực làm tổ và có đầy đủ những trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là biết chọn những vùng có chim yến quần tụ hoặc làm tổ ngẫu nhiên. Được biết, Trung tâm Eka Vietnam (dạy nuôi yến trong nhà, độc quyền cung cấp các tài liệu, thiết bị chuyên ngành nuôi yến trong nhà mang thương hiệu Eka thuộc Tập đoàn Eka Indonesia) đã lập dự án xây dựng một làng yến với nhiều ngôi nhà tại xã Long Bình (Gò Công Tây).

KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN 2

III./ Mô tả qui trình kỹ thuật nuôi chim Yến
Để có một căn nhà Yến thành công ngoài các vấn đề phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, đồng thới phải tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô đảm bảo cho căn nhà có các điều kiện sinh học về môi trường sống của chim yến.
1./ Điều kiện môi trường vĩ mô:
1.1./ Các vị trí có thể xây dựng nhà nuôi chim Yến:
-         Gần một căn nhà Yến có sẵn;
-         Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường bay về tổ;
-         Chim Yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ;
-         Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến. 
-        Môi trường xung quanh của nhà nuôi chim Yến:
      + 50% cây bụi, đồng lúa;  
        + 30% cây cao;
+ 20% mặt nước.
-         Điều kiện quanh nhà nuôi chim Yến:
+ Gần ao, hồ, mặt nước;
+ Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn;
+ Có những cây thấp thu hút côn trùng như Leucanea Glauca(Keo dậu, dẹt).
-         Những kinh nghịêm nhận dạng nhà nuôi chim Yến sẳn có:
- Xác định nhà Yến chính xác
- Xác định vùng chim đang lượn vòng           
- Tìm độ cao để quan sát
- Xác định các loài chim Yến
- Quan sát bầu trời
1.2./ Lỗ ra vào của chim Yến:
-         Lỗ ra vào quyết định khá lớn lượng chim có thể vào trong nhà:
+ Lỗ trên chuồng cu.
+ Lỗ ngang.
-         Lỗ ra vào có thể lớn(80x40cm) trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở.
-         Nên làm ống chắn sáng tại lỗ

Chú ý: Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đậy là điều kiện rất quan trọng quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến!
-         Kích thước lỗ ra vào:
+ Từ 20x30cm.
+ Nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian dụ chim ban đầu.

Stt
Kích thước
Số lượng chim tối đa
1
20x30cm
1000 cá thể
2
40x30cm
2000 cá thể
3
20x60cm
3000 cá thể
4
40x60cm
4000 cá thể
5
40x80cm
6000 cá thể

Chú ý: Nếu là nhà Yến mới xây dựng thì kích thước lỗ ra vào phải lớn hơn 40x80cm!

1.3./ Trường, trần và lỗ thông hơi:
-         Tường: Có các loại tường khác nhau
+ Dùng gỗ.
+ Dùng ván cách nhiệt.
+ Gạch lỗ xây 2 lớp.
-         Trần:
+ Dùng ván gỗ.
+ Bêtông tổng hợp.
+ Bêtông dùng đổ mê trong xây dựng.
-         Lỗ thông hơi:          
+ Dùng ống thông hơi.
+ Xây theo kiểu khe thông hơi.
1.4./ Mái nhà, vòi phun nước và cây Leucanea: 
        -         Mái nhà:
+ Độ nghiêng ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi.
+ Nhiều vật liệu khác nhau có thể áp dụng (Tôn, ngói, bê tông).
+ Không nên đổ nước lên nóc hoặc mái bằng nếu không chống thấm tốt.



Vòi phun nước:
+ Vòi phun tròn.

+ Vòi phun dài.
+ Các loại vòi phun khác.
Cây: -Leucanea (Cây dẹt, cây táo nhơn):
+ Trồng xung quanh nhà nuôi.
+ Nên gieo hạt mùa mưa hoặc dùng nước tưới.
2./ Điều kiện môi trường vi mô:
2.1./ Nhiệt độ và độ ẩm:
-         Nhiệt độ:
+ Từ 26-300C.
+ Phải có hệ thống thông hơi.
+ Kết hợp kết cấu mái, tường, hệ thống tạo ẩm trong nhà nuôi.
Độ ẩm:
+ Sử dụng máy tạo độ ẩm.
+ Làm hồ nước trong nhà nuôi.
+ Đường nước chạy trên tường
+ Kết hợp cấu trúc tường, lỗ thông hơi trong nhà nuôi.
Chú ý: Nhiệt độ và độ ẩm thường tỉ lệ thuận với nhau!
2.2./ Thanh làm tổ:
-         Dùng đẻ chắn ánh sáng rọi vào trong nhà nuôi.
-         Dùng để chắn gió.
-         Kích thước phải đủ dài để không đụng vào đuôi chim.
-         Khoảng cách giữa hai thanh được lắp đặt cách nhau 30cm.
-         Đặc điểm của thanh làm tổ phải mềm, nhẹ, có độ bền cao và phải xử lý bằng hóa  chất tẩm cho thanh.                              
2.3./ Xử lý mùi bầy đàn và âm thanh kêu gọi bầy đàn:
-         Xử lý mùi bầy đàn:
+ Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2-3 tháng một lần.
+ Phun cách trần 50cm.
+ Không phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn vào các khung gỗ
-         Âm thanh kêu gọi bầy đàn:
+ Dùng đĩa CD gốc để có âm thanh rõ ràng trong quá trình dẫn dụ chim.
+ Chỉ sử dụng Loa treble, không dùng loa Bass.
+ Âm thanh dẫn dụ chim phải được vào buổi sáng trước khi bay đi kiếm ăn và lúc
chiều đàn chim bay về.
+ Không được mở âm thanh dẫn dụ chim qua đêm.
2.4./ Quản lý ánh sáng và thiết kế đường bay cho chim:
-         Ánh sáng:
+ Kích cỡ lỗ ra vào cho nhà nuôi.
+ Phòng chuyển tiếp.
+ Lắp thanh làm tổ ngang nguồn sáng.
+ Ống chắn sáng.
Đường bay:       
+ Lỗ ra vào
+ Lỗ liên phòng
+ Lỗ liên tầng (nếu nhà Yến xây dựng nhiều hơn một tầng).

2.5./ Các loại thiên dịch của Chim:
Stt
Nội dung
Stt
Nội dung
1
Chuột
8
Nấm
2
Gián
9
Chim hoang dã
3
Kiến
10
Mèo
4
Rệp
11
Chim nhà, bồ câu
5
Tắc kè
12
Rắn
6
Cú mèo
13
Ong
7
Dơi
14
Ăn trộm

Chúy ý: Trong các địch hại của chim Yến, kẻ trộm là địch hại nguy hiểm nhất vì không những lấy tổ của chim mà còn gây động, vứt trứng và chim non đi với số lượng lớn. Bảo vệ nhà Yến với những cách sau:
-         Thu nhỏ chiều cao của lỗ ra vào sau khi chim đã làm tổ (còn khoảng 20cm).
-         Làm cửa sắt dày, khóa an toàn hoặc khóa ngầm bên trong cửa sắt.
        -          Lắp camera hồng ngoại và hệ thống báo trộm hồng ngoại nếu điều kiện cho phép.
TT - * Nhân đọc loạt bài "Những ngôi nhà yến", tôi có nhu cầu tìm hiểu về việc nuôi chim yến. Nhà tôi ở giáp ranh Củ Chi - Tây Ninh, không biết vùng đất này có thể nuôi chim yến hay không? Kỹ thuật nuôi chim yến ra sao, liên hệ ở đâu? (Hồng Nguyễn và nhiều bạn đọc)
- Qua khảo sát phong thổ, điều kiện môi trường, thiên nhiên, một vài vùng ngoại thành TP.HCM như Củ Chi, Cần Giờ và các tỉnh miền Đông như Tây Ninh có thể nuôi được chim yến trong nhà. Tuy nhiên, yến là loài chim khó tính, rất sốc với những âm thanh ồn ào, chát chúa nên khi xây nhà cho yến phải tránh xa các khu công nghiệp, nhà máy...
Chim yến thường xuất hiện ở những vùng hội đủ các yếu tố: nhiều cây cối, hang động và mặt nước. Nhà yến phải được xây dựng tại các vị trí không xa quá 8km vùng chim kiếm mồi và không cao quá 500m so với mặt biển. Nơi ở của chim phải có ánh sáng từ mờ tối đến tối (0,02-0,06 lux), nhiệt độ không khí từ 27-31ºC (tối ưu là 28ºC), độ ẩm 70-95% tối ưu là 80%. Ngoài ra, việc lựa chọn vị trí nhà nuôi trong môi trường, thiết kế nhà nuôi, vị trí thích hợp cho lỗ ra vào của chim, thông gió, tất cả đều phải tối ưu để thuần hóa loài chim hoang dã này và mang lại năng suất cao.
Phải biết cách dụ yến vào làm tổ trong nhà, biết cách thu hoạch tổ yến hợp lý và cách giải quyết vấn đề dịch hại. Khi yến đã làm tổ trong nhà rồi, việc quản lý nó không khó khăn, bởi tuy ở trong nhà, chim yến vẫn kiếm ăn ngoài tự nhiên. Nên trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích, tạo môi trường thích hợp, tăng thêm các loại côn trùng làm thức ăn cho chim... Muốn thành công trong việc nuôi chim yến trong nhà phải có kỹ thuật.


->Đọc tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy lưu nhận xét của bạn tại đây. Ban quản trị sẽ đăng nhận xét của bạn.Cảm Ơn!